Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Tuy trong rừng có nhiều cây đại thọ cả ngàn năm, nhưng người sống thọ đến 100 tuổi không nhiều. Số người sống đến 100 tuổi chỉ chiếm tỉ lệ là 1 trên 100.000 người.

Nếu bạn sống đến 70 tuổi, bạn sẽ còn 30 năm. Nếu bạn thọ 80 tuổi, bạn chỉ còn 20 năm.

Vì lẽ bạn không còn bao nhiêu năm để sống và bạn không thể mang theo các đồ vật bạn có, bạn đừng có tiết kiệm quá mức.

Bạn nên tiêu những món cần tiêu, thưởng thức những gì nên thưởng thức, tặng cho thiên hạ những gì bạn có thể cho, nhưng đừng để lại tất cả cho con cháu. Bạn chẳng hề muốn chúng trở nên những kẻ ăn bám.

Đừng lo lắng về những gì sẽ xảy ra sau khi bạn ra đi, vì khi bạn đã trở về với cát bụi, bạn sẽ chẳng bị ảnh hưởng bởi lời khen hay tiếng chê bai gì nữa đâu.

Đừng lo lắng nhiều quá về con cái vì con cái có số phận của chúng và chúng sẽ tự tìm cách sống. Đừng trở thành kẻ nô lệ của chúng.

Đừng mong chờ nhiều ở con cái. Chúng tất nhiên biết lo cho cha mẹ, dù có lòng nhưng vẫn quá bận rộn vì công ăn việc làm và nhiều ràng buộc khác nên không thể giúp bạn được đầy đủ.

Với những người thuộc lứa tuổi 60 như bạn, đừng đánh đổi sức khoẻ với tiền tài. Bởi vì tiền bạc có thể không mua được sức khoẻ. Khi nào thì bạn thôi kiếm tiền? Và có bao nhiêu tiền là đủ?

Dù bạn có cả ngàn mẫu đất, bạn cũng chỉ ăn khoảng vài bát cơm mỗi ngày; dù bạn có cả chục biệt thự, bạn cũng chỉ cần một chỗ rộng vài mét vuông để ngủ vào ban đêm.

Vậy chừng nào bạn có đủ thức ăn và có đủ tiền tiêu là tốt rồi.

Nên bạn hãy sống cho vui vẻ. Hãy tự tạo cho mình những niềm vui. Mỗi gia đình đều có thể có những chuyện buồn phiền riêng.

Đừng so sánh với người khác về danh vọng và địa vị trong xã hội và con ai thành đạt hơn con mình. Đừng so sánh về hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ…

Đừng lo nghĩ về những chuyện mà bạn không thể làm thay đổi, vì chẳng có ích gì, mà lại còn tổn hại cho sức khỏe bạn…

Bạn phải tạo ra sự an lạc và tìm được niềm hạnh phúc cho chính mình. Miễn là bạn phấn chấn, nghĩ toàn chuyện vui và làm những việc bạn muốn mỗi ngày một cách thích thú thì bạn đúng là đã sống hạnh phúc từng ngày.

Một ngày qua là một ngày bạn mất đi, nhưng một ngày trôi qua trong hạnh phúc là một ngày bạn ” có được”.

Khi bạn vui thì bệnh tật sẽ lành. Khi bạn hạnh phúc thì bệnh sẽ chóng hết. Khi bạn vui và hạnh phúc thì bệnh sẽ ít đến.

Với tính khí vui vẻ, với thể thao thể dục nhẹ nhàng thích đáng, thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, hít thở được không khí trong lành, thay đổi thực phẩm đa dạng, uống một vài thứ thuốc bổ vừa phải, hy vọng rằng bạn sẽ sống thêm 20 hay 30 năm với tràn trề sức khỏe.

Và nhất là cần biết trân qúy những điều tốt đẹp quanh mình và còn bạn bè nữa… Họ đều làm cho bạn cảm thấy trẻ trung và thấy còn có nhiều người cần đến mình… Không có họ chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lạc lõng, buồn tẻ.

Những người cô đơn, hãy tìm đến nhau, vui vẻ giúp đỡ nhau, cho nhau yêu thương để có được hormon hạnh phúc (oxytocine) thì sẽ được tươi trẻ yêu đời lại.

Xin chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất.

Tác giả :Gs Nguyễn Lân Dũng

Cách đây 54 năm ( 1967) chú Trần Mạnh Nam đã vào sống học tập trong trường Hội Dòng Salesien Don Bosco bên Việt Nam. Rồi bảy năm sau, (1974), chú dự tu Trần Mạnh Nam đã tuyên khấn dấn thân trở thành tu sĩ trong Hội Dòng Salesien Don Bosco.  Và cách đây một phần tư thế kỷ, 1996-30.06.- 2021, Thầy Dòng Don Bosco Daminh Trần Mạnh Nam đã cầm cây nến cháy sáng tiến lên cung thánh bàn thờ Thiên Chúa nhận lãnh thánh chức Linh Mục: Lạy Chúa, này con đây!

Từ 7 năm nay Cha Trần Mạnh Nam được cắt cử làm việc mục vụ cho người Công Giáo Việt Nam rải rác khắp bốn giáo phận nước Đức: Limburg, Mainz, Speyer, và Freiburg. Hằng tuần, có khi trong tuần nữa, cha phải lái xe đi tới các Cộng đoàn, gia đình người giáo hữu, ban các Bí Tích, thăm hỏi và cùng sinh hoạt chung sống với những người tín hữu Chúa Kitô những nơi đó.

 Cha hằng dí dỏm ca ví chiếc xe của cha có ầy đủ dụng cụ phụng vụ như một phòng áo lưu động, và cũng có những ngăn chứa thực phẩm như một nhà bếp lưu động! Như thế Cha có nếp sống „ mobil“ lưu động dọc đường!

  Như cha thuật kể lại, hầu như hằng tháng phải rong ruổi lái xe đi làm việc mục vụ tổng cộng năm ngàn cây số. Hình ảnh cha lái xe đường trường liên tục như vậy nói lên sự hy sinh quảng đại không quản ngại mệt nhọc cho công việc mục vụ trong khu vườn cánh đồng của Chúa ở trần gian.Và hình ảnh này còn nói lên chiều sâu lòng đạo đức của người được sai đi làm việc mục vụ.

  Làm việc mục vụ cho niềm tin và cùng sống niềm tin là bổn phận căn bản của người Linh mục. Thiết nghĩ hình ảnh mang tính sống động cùng nói lên được ý nghĩa đời sống mục vụ của linh mục là hình ảnh bác tài xế lái xe buýt. Bác tài xế lái xe buýt chuyên chở hành khác từ trạm này đến trạm khác đáp ứng theo nhu cầu của họ. Và Bác còn có trách nhiệm giữ cho xe được an toàn cùng sạch sẽ vệ sinh nữa.

 Và xe dành cho mọi người. Bác lái xe đưa họ đi đến bệnh viện, ra chợ, đi nhà thờ, đến trường học, đến công viên vườn chơi giải trí, đưa đi du lịch tham quan thắng cảnh, rồi đưa họ trở về nhà.

 Linh mục cũng thế. Trong Hội Thánh nơi các xứ đạo, nơi các giáo đoàn ông là người được tín nhiệm trao cho nhiệm vụ cùng dân Thiên Chúa sống làm nhân chứng cho tình yêu của Chúa. Ông cùng đồng hành với mọi người muốn tìm đến với niềm tin vào Thiên Chúa.

 Khi họ có tâm sự vui buồn thắc mắc. Họ đến với linh mục. Và ông là người lắng nghe họ. Khi họ cần lời an ủi cho tâm hồn. Linh mục là người bạn nói chuyện với họ.  Khi họ cần đến sự trợ giúp của Chúa qua dấu chỉ các phép Bí Tích, dâng lễ cầu nguyện cho. Linh mục  là người được Chúa và Hội Thánh uỷ thác làm công việc thánh thiêng mục vụ cho họ.

 Như Bác tài xế lái xe từ trạm này tới trạm khác đón khách và đổ khách nơi các trạm. Linh mục đón tiếp và tìm đến thăm viếng người cần đến lời an ủi trợ giúp, không phân biệt giầu nghèo, sang hèn, lớn bé, trẻ con người lớn, nam hay nữ, bệnh tật hay khoẻ mạnh.Và sự hiện diện của ông giữa dân chúng là dấu chứng của niềm tin: Thiên Chúa hằng cùng đồng hành với con người.

 Vì thế, họ vui mừng có Linh mục được Chúa, được Giáo Hội sai đến thi hành công việc thiêng liêng mà họ mong mỏi chờ đợi. Nên khi có Linh mục đến cùng sinh hoạt mục vụ thiêng liêng, như dâng thánh lễ, họ vui mừng cảm động đón nhận nhu cầu thiêng liêng này.

 Không dám nói tất cả các linh mục từ ngày lãnh chức linh mục là đã đỗ “Bằng lái xe buýt” như các bác tài xế xe buýt đâu. Nhưng niềm tin, tâm hồn rộng mở, lòng phấn khởi trung thành sống cho niềm tin, và sẵn sàng cùng đồng hành với những người cùng đi tìm niềm tin vào Chúa nơi linh mục, có khác chi đi tìm bác tài xế có “Bằng lái xe buýt” đâu!

 Mỗi người đều được Thiên Chúa dựng nên ban cho một khả năng đặc biệt, không ai giống ai. Đó là tài nguyên quý báu tiềm tàng nơi mỗi người.

 Linh mục không phải là Thiên Thần, cũng không phải là siêu nhân, và cũng không thuộc vào hàng khanh tướng sang trọng thần thánh, như người ta vẫn lầm tưởng và thêu dệt ca hát tung hô trong các bài hát quen thuộc, nhất là bên quê nhà Việtnam vào thời kỳ những thập niên của thế kỷ trước.

 Không, Ông vẫn còn là con người với sở trường và sở đoản, với mặt nhân đức cao qúy và mặt yếu đuối tội lỗi.   Ông vẫn còn là con người bất toàn về mọi mặt. Chính điểm yếu đuối bất toàn. Phải, những lỗi lầm khiếm khuyết của con người nơi ông làm nên một phần đời sống của ông. Vì xưa nay có ai là con người hoàn toàn đâu!

  Đời ông có niềm vui hạnh phúc, và mang niềm vui hạnh phúc đến cho người khác, khi chính cuộc sống niềm tin vào Thiên Chúa của ông không trở thành xa lạ. Nhưng là nhân chứng cho niềm tin và cùng đồng hành với mọi người.

 Cha Daminh Nam được Chúa kêu gọi trở thành Linh mục làm công việc mục vụ cho dân Thiên Chúa. Và sau khi làm việc mục vụ, chắc Cha cũng hằng tâm sự nói với Chúa: Lạy Chúa, con chỉ là người đầy tớ vô dụng! như Thánh Phaolo đã xác tín: Tôi Phaolô trồng, Appolo vun tưới chăm sóc, nhưng chính Thiên Chúa làm cho cây mọc lên phát triển!

  Xin chúc mừng chuyến xe buýt đời tu trì của Cha.

   Cầu xin chúc lành của Thiên Chúa che chở gìn giữ Cha khỏe mạnh hồn xác, niềm vui với việc mục vụ „Bác tài xế xe buýt“, và „ sống khoẻ, chết lành!“.

Ad multos annos!

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long  (Người bạn của Cha).

Kinh Hãy Nhớ (Latinh: Memorare, nghĩa là "nhớ") là một kinh nguyện Đức Mẹ của Công giáo. Nhiều người cho rằng, thánh Bernard de Clairvaux (1090-1153) là tác giả kinh này:                         

   Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh Maria là Mẹ rất nhân từ

xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ

xin bầu chữa cứu giúp mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhậm lời.

 

Nhân vì sự ấy, con hết lòng trông cậy than van

chạy đến sấp mình xuống dưới chân Đức Mẹ

là Nữ Đồng Trinh trên hết các kẻ đồng trinh,

xin Đức Mẹ đoái đến con là kẻ tội lỗi.

Lạy Mẹ là Mẹ Chúa Cứu thế,

xin chớ bỏ lời con kêu xin,

một dủ lòng thương và nhậm lời con cùng. Amen.                      

Tết Ất Mùi 2015 tại Flörsheim

Tĩnh tâm tuần thánh toàn vùng 2015 - phần I

Tĩnh tâm tuần thánh toàn vùng 2015 - phần 2

Tĩnh tâm tuần thánh toàn vùng 2015 - phần 3

Lễ Giáng Sinh 2014 tại St. Anna