Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

„Thần chết sẽ đến và gõ cửa nhà bạn, song thần chết không có  tiếng nói quyết định sau cùng.“

Tháng 11 còn được gọi là „tháng của người chết“. Ngày 1.11 các Kitô hữu mừng Đại lễ Các Thánh (Allerheiligen) và ngày 2.11 là ngày tưởng nhớ đến các linh hồn (Allerseellen). Sự sống và sự chết rất gần gũi nhau. Trên các bia mộ ta thường thấy chỉ ghi hai ngày quan trọng này: ngày sinh và ngày chết. Dưới đây là bài giảng của Lm. Maximilian Heinzt trong nhà thờ St. Jakobus, thành phố Neustadt an der Weinstrasse, vào ngày 2.11.2014, ngày „các linh hồn“:

Anh chị em thân mến !

mỗi người trong chúng ta đều đã trải qua nhiều kinh nghiệm: kinh nghiệm tốt có, kinh nghiệm đau thương có. Có những kinh nghiệm làm chúng ta thất vọng, song cũng có những kinh nghiệm gây cho chúng ta niềm hy vọng. Chỉ có một kinh nghiệm mà chưa ai trong chúng ta đã trải qua: đó là kinh nghiệm với cái chết của chính mình. Vì thế đối với chúng ta sự chết còn là một bí ẩn lớn. Chúng ta suy nghĩ về bí ẩn này và lắng nghe xem Thiên Chúa nói gì trong Kinh Thánh về đề tài „chết“.

Một điều chắc chắn đối với tôi: Chết là một chuyến phiêu lưu ấn tượng nhất trong cuộc đời. „Sự chết đi“ (das Sterben) nó có yếu tố quyết định hơn là những giờ phút đầu khi mở mắt chào đời; nó mãnh liệt và dữ dội hơn tất cả những sự kiện chúng ta đã trải qua, bởi vì đối với những người có đức tin thì khi chết là lúc chúng ta không còn làm chủ được mình, là lúc mà chúng ta bước vào cõi vĩnh hằng, có nghĩa là đi vào cõi đời đời, đi vào „chân lý“ (Joh 9, 4). Cuộc sống hiện tại nó giống như lúc chúng ta đang bước đi trong một căn phòng trước phòng chính, những bước đi trong sương mờ, để chờ đợi ngày trọng đại. Những người đang chết nói với Thượng Đế rằng: Tôi đi về nhà Cha tôi. (Joh, 14, 2).

Nếu ai có niềm tin như trên thì „thần chết“ sẽ không còn là bộ xương người đáng sợ, trong tay cầm lưỡi hái, song sẽ là „sứ giả của tình yêu Thiên Chúa“, là „người mang Tin Mừng“, là „Thiên thần“; người sẽ cầm tay chúng ta và nói: „Đi, chúng ta muốn đi về nhà.“

Thánh Karl Borromäus đặt họa sĩ vẽ một bức tranh về thần chết. Người họa sĩ này vẽ một bộ xương người với lưỡi hái. Vị Giám Mục của thành phố Milano (thuộc nước Ý) đã không hài lòng. Ngài nói: „Ông hãy vẽ thần chết như là một sứ giả Thiên Chúa với chìa khóa vàng trong tay.“.

Ai nhìn „sự chết“ trong ánh sáng của Chúa Kitô thì sẽ trả lại cho „sự sống“ những giá trị, thước đo và thứ tự thật, sẽ có được kích thước đúng với trần tục, để sự việc gì lớn sẽ là lớn và sự việc gì nhỏ sẽ là nhỏ. Ai làm được điều này thì người đó sẽ thành công trong cái được gọi là „chết mỗi ngày“, sẽ từ bỏ được những cái không đáng kể, những giả tạo và thiếu thành thực, những cái mà „mối mọt sẽ nhấm nát“ (Mt 6,19) để đi đến cái quan trọng nhất, cái cần thiết nhất theo như câu thành ngữ Đức: Nếu ai không chết trước khi chết thì người đó đã thối rữa khi họ chết. (Wer nicht stirbt, eh´er stirbt, der verdirbt, wenn er stirbt).

Có nghĩa là nếu muốn „chết thành công“ thì chúng ta phải chuẩn bị và tập dợt suốt cuộc đời. Đức Giáo Hoàng Joan thứ 23 (người đã ra đi rất bình thản vào ngày thứ hai Đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm 1963) đã viết trong nhật ký rằng: „Mỗi ngày đều tốt để sinh ra và mỗi ngày đều tốt để chết đi. Tôi rất bình thản khi phải đối diện với thần chết vì tôi luôn làm theo thánh ý Chúa. Tôi chỉ có một khao khát lớn nhất là sẽ được gặp lại tất cả những người thân yêu của tôi trên Thiên Đàng, không thiếu một ai. Thường nghĩ đến sự chết cũng có nghĩa là càng vui mừng hơn về sự sống.“

Nếu ai sống thành công như vậy thì cũng sẽ thành công trong giây phút quyết định khi phải „ra đi“.

Báo „Stern“ Hamburg đã đưa đến kết luận cuộc thăm dò ý kiến quần chúng về đề tài „chết“ rằng: „Khi Thượng Đế đã chết trong tiềm thức con người thì sự sợ hãi đối với thần chết càng gia tăng.“ Như vậy Thiên Chúa đóng vai trò quan trọng đối với thái độ chết của chúng ta. Chỉ có „Chúa của sự sống“ mới có thể bảo đảm cho chúng ta là chúng ta cũng sẽ nằm trong bàn tay đùm bọc của Ngài trong giờ phút lâm chung.

Bạn muốn chết như thế nào ? Cả trăm chính trị gia, những nhân vật nổi tiếng, các văn nghệ sĩ, tài tử… được hỏi, đa số trả lời: „nhanh“, „bất ngờ“, „đang ngủ“, „không đau đớn“. Có lẽ họ không biết đến lời nguyện nổi tiếng: „Xin Chúa giữ gìn con trước cái chết hung dữ và bất ngờ“. Một số người thì trả lời: „ Tôi muốn chết trong sự làm hòa với Chúa và mọi người“, „với một lời cám ơn“, „Trong sẵn sàng với những gì sẽ tới“.

Chuyện kể có một ông vua đưa cho người ngu đần nhất trong triều đình một cây trượng và nói: „Anh hãy đưa cây trượng này cho người ngu đần hơn anh.“. Một ngày kia ông vua nằm trên giường hấp hối và than thở với người ngu đần rằng: „Ta sắp đi đến một nước lạ và sẽ không bao giờ trở lại.“. Người ngu đần hỏi: „Ông đã biết là một ngày nào đó ông sẽ phải đi tới một nước lạ, Vậy chắc ông đã chuẩn bị mọi việc để cũng có được một căn nhà trong quê hương mới này ?“.  Nhà vua lắc đầu. Người ngu đần liền đưa cây trượng cho ông và nói: „Như vậy ông còn ngu đần hơn tôi nữa.“

Chúng ta hãy sống sao để đến khi chết chúng ta có thể đến với Thượng Đế và là vị Thẩm phán sau cùng này với hai bàn tay đầy hoa quả của Tình Yêu.

Nếu chúng ta nói được với Thượng Đế: „Con đã cố gắng hết sức“ thì đó đã là nhiều rồi. Trong một cuốn „những lời thỉnh cầu“ ở một nơi hành hương có một người viết như sau:

„Con muốn kết thúc cuộc sống này với tràng hạt trên tay và được nhìn lên thánh giá. Xin Mẹ Maria cho con được toại nguyện ước mơ cuối cùng này“.

Chấm hết lời cầu xin và có lẽ đây là một trong những nguyện vọng đẹp nhất. Amen.

Lm. Maximilian Heinzt