Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Tìm hiểu để biêt thêm về Thánh Lễ - Chén thánh                                             

Chén bát là những dụng cụ cần thiết cho bữa ăn bữa uống của người Việt. Người Đông Phương cần rổ để đựng bánh và chén đựng nước hoặc rượu. Vì hình thức của Thánh Lễ có nguồn gốc từ một bữa ăn của người Do-thái, nên các dụng cụ cho bữa Tiệc Thánh Thể cũng xuất phát từ đó. Thông thường, chén uống nước được làm bằng đất sét; nhưng trong thế kỷ đầu, chén làm bằng thủy tinh cũng đã được phổ biến rộng rãi trong các vùng nằm dưới ảnh hưởng văn hóa Hy-lạp. Đức Giê-su có thể đã dùng một chén đơn giản như vậy trong bữa tiệc cuối cùng (Tiệc Ly) với các môn đệ của Người.
Người Do-thái có thói quen uống chung từ một chén trong bữa tiệc. Sách Tân Ước cũng kể lại việc Đức Giê-su trao chén của Người cho các môn đệ cùng bàn (Mt 26,27tt). Ăn chung bánh uống chung chén khi dâng Thánh Lễ trong giai đoạn đầu của các cộng đoàn Ki-tô hữu được thánh Phao-lô coi như là dấu chỉ cho sự hợp nhất trong Đức Ki-tô (1 Cr 10,16tt).
Tùy theo nhu cầu của từng giai đoạn trong lịch sử Giáo Hội, hình thức và khuôn khổ của chén lễ cũng thay đổi. Khi giáo dân còn rước lễ trong hai hình thức bánh và rượu, chén lễ được làm to để có thể chứa đủ rượu cho toàn cả cộng đoàn, như vào thời Hoàng Đế Konstantin (+337). Trong thời gian phát triển mạnh mẽ này của Ki-tô Giáo, Thánh Lễ không còn được mừng tại gia, mà trong các thánh đường. Bởi thế, các gia dụng này (chén đĩa) trở thành những dụng cụ phụng vụ.
Về sau, vào thời Trung cổ, khi việc rước lễ giảm đi và Thánh Lễ riêng tăng dần, chén lễ chỉ còn lớn đủ để chứa một hớp rượu và nước cho linh mục mà thôi. Cũng trong giai đoạn này, người ta chế tạo chén lễ theo hình thù mà chúng ta thường thấy: phần chứa đựng rượu và chân chén được kết nối bằng một thân nhỏ với một đốt ở giữa. Hình thức và chất liệu được Giáo Luật thời đó ấn định rõ ràng. Về chất liệu, chén lễ chỉ được làm bằng vàng hay bạc. Hình thù của chén lễ còn lệ thuộc vào cách kiến trúc và trình bày của nhà thờ: một Thánh Đường to lớn lộng lẫy thì cần những dụng cụ phụng vụ tương xứng. Phụng vụ ngày nay không còn ấn định hình thức và chất liệu của chén lễ: miễn là bằng chất cứng quý không dễ bị nứt bể, dễ hư gãy, và tùy theo văn hóa địa phương (290).
Một vật dụng lạ kỳ liên quan đến chén lễ mà chúng ta ít còn thấy, nhưng Sách Lễ còn nhắc đến là ống hút. Từ thế kỷ thứ 13 đến Công Đồng Vatican II, dụng cụ này được Đức Giáo Hoàng và các phó tế dùng để rước Máu Thánh trong các dịp lễ đặc biệt. Ngoài ra, còn có thể dùng thìa để cho rước Máu Thánh ((202tt.). Vì là phương tiện giúp đón nhận vào cơ thể các chất lỏng cần thiết cho sự sống, nên chén được coi như là một hình ảnh “trung gian của sự sống”. Từ thói quen uống chung một ly, vật dụng này còn biểu tượng cho tình huynh đệ của người cùng bàn, là “chén tạc chén thù”.
Trong Kinh Thánh, nội dung của biểu tượng “chén” rất khác nhau: là sự liên kết mật thiết với Thiên Chúa, là sự chúc lành, được diễn tả qua hình ảnh một ly rượu đầy tràn chan chứa, mà Chúa rót cho kẻ tín trung (Tv 23,5); còn đối với “bọn gian ác trên đời” thì đó là “chén rượu đầy mùi vị đắng cay” mà họ phải uống “không chừa cặn” (Tv 76,9).
Đối với người tin rằng Thiên Chúa nắm giữ số mạng của mình, thì “Chúa là phần sản nghiệp, là chén phúc lộc” (Tv 16,5). Chén vì thế là biểu tượng cho vận mệnh, cho ý trời. Đường đời của Đức Giê-su là một “chén” Chúa Cha trao, mà tự chính Người phải uống (Mt 20.22). Trong cơn khốn đốn tại vường Giệt-si-ma-ni Người đã van xin: “Cha ơi, nếu cha muốn, xin tha cho con khỏi uống chén này” (Lc 22,42). Chén đau khổ của Đức Giê-su đã trở thành chén tạ ơn của Giáo Hội. Trong bữa tiệc cuối, Người cầm lấy chén rượu, đọc lời tạ ơn, rồi trao cho các môn đệ và nói: “Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu của Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội” (Mk 14,23). Thánh Phao-lô giải thích cho các tín hữu ở Cô-rin-tô: “Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết” (1 Cr 1,26). Ngày quang lâm của Đức Giê-su là nền tảng cho niềm hy vọng vào sự sống vĩnh cửu; như thế, chén rượu của bữa Tiệc Ly đã trở thành chén của sự sống đời đời.