Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Các nghi thức Phụng Vụ đều được kết thúc bằng một lời nguyện. Với lời nguyện nhập lễ, linh mục chủ lễ kết thúc phần mở đầu Thánh Lễ. Sau lời mời: “Chúng ta hãy cầu nguyện”, cộng đoàn thinh lặng trong giây lát để ý thức mình đang ở trước mặt Thánh Nhan Chúa; đồng thời, đây cũng là cơ hội gợi lại trong tâm hồn người dự lễ các ước nguyện của mình. Tiếp đến, linh mục đọc lời nguyện; trong đó, đặc tính của buổi lễ được tóm gọn lại (Tổng nguyện) và được “hướng về Chúa Cha, qua Đức Ki-tô, trong Chúa Thánh Thần” (30). Người tham dự tung hô “A-men” để tỏ bày sự chung lòng hợp ý của mình cùng với lời nguyện, cũng như để làm cho lời nguyện đó thành của mình (32).

Khi đọc lời nguyện, linh mục chủ lễ giang tay ra. Đây là tư thế cởi mở đón nhận và hy sinh. Lịch sử tôn giáo cho thấy: khắp nơi người ta đều quen và hiểu tư thế giang mở rộng bàn tay như là cử chỉ hòa bình, vì không còn cầm giữ vũ khí trên tay. Đồng thời, đây cũng là dấu hiệu biểu lộ sự tin tưởng và van xin. Trong Cựu Ước, cầu nguyện là giang tay lên Chúa: “Khi con hướng về nơi cực thánh, giơ đôi tay cầu cứu van nài, xin Ngài nghe tiếng con khấn nguyện” (Tv 28,2). Cử chỉ này được Ki-tô Giáo thu nhận vào trong các nghi thức phụng vụ của mình.           Cùng với các nghi thức đầu lễ khác như ca nhập lễ hay nghi thức sám hối, lời nguyện nhập lễ có tính cách mở đầu, dẫn nhập và chuẩn bị, “giúp cho các tín hữu đã tập họp được hiệp thông với nhau; chuẩn bị tâm hồn để nghe Lời Chúa cho nghiêm chỉnh và để cử hành thánh lễ cho xứng đáng” (24).    

 

Thông thường, sau khi rước lễ, cộng đoàn hay ca đoàn hát một bài thánh ca ngợi khen, hoặc thinh lặng cầu nguyện trong một khoảng thời gian. Sau đó, linh mục kết thúc phần hiệp lễ với một lời nguyện. Cũng như lời nguyện nhập lễ và tiến lễ, đây là một “lời nguyện của vị chủ tọa”, được cấu trúc theo cách nhất định và ngắn gọn.

Linh mục giang tay và mời gọi: “Chúng ta dâng lời cầu nguyện”. Lời nguyện được kết thúc bằng công thức ngắn: “Chúng con cầu xin nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con”. Nội dung của lời nguyện hiệp lễ là cầu xin cho mầu nhiệm vừa mới cử hành sinh hoa kết quả cho đời này và đời sau, cụ thể qua những việc làm trong yêu thương hằng ngày. Cộng đoàn đáp “A-men”.

Linh mục làm chủ tọa Thánh Lễ và đại diện Chúa Ki-tô để cử hành nghi thức tưởng niệm Người. Vai trò này nổi bật trong nghi thức cử hành, do vị trí đặc biệt và do chức vụ của linh mục (5.7). Linh mục là những người “được thánh hiến theo hình ảnh Chúa Ki-tô, thầy cả Thượng Phẩm vĩnh viễn, để rao giảng Tin Mừng, chăn dắt tín hữu và cử hành việc phụng tự Thiên Chúa với tư cách tư tế đích thực của Tân Ước, và loan báo lời Thiên Chúa cho mọi người.” Họ là những người đàn ông với tuổi đời trên 25, đã lãnh nhận chức thánh sau một thời gian đào tạo ít nhất là 6 năm và sẵn sàng sống độc thân vĩnh viễn (GL 250.1031,1).

Linh mục là thành phần của hàng Giáo Sĩ trong phẩm trật Giáo Hội và hoạt động dưới quyền của các Giám Mục.  Nhiệm vụ cao quý nhất của linh mục là việc thực thi thánh vụ của mình trong Thánh Lễ: Khi linh mục “thay thế Chúa Ki-tô công bố mầu nhiệm của Chúa, kết hợp những ước nguyện của tín hữu vào hy tế của thủ lãnh họ, đồng thời trong hy lễ Thánh Lễ, các ngài hiện tại hóa và áp dụng hy tế duy nhất của Tân Ước là hy vật tinh tuyền của Chúa Ki-tô đã một lần tự dâng hiến lên Chúa Cha cho tới khi Chúa lại đến” (GH 28).

Trong chức vụ chủ tọa của cộng đoàn được triệu tập, linh mục mở đầu và nói lời nhắn nhủ, cũng như ban phép lành và kết thúc Thánh Lễ. Đọc Tin Mừng và diễn giảng còn là nhiệm vụ dành riêng cho linh mục (và phó tế). Ngài cũng đọc hay hát Kinh Tạ Ơn - điểm cao nhất của Thánh Lễ -, và các lời nguyện nguyện nhập lễ, tiến lễ và hiệp lễ. Nhân danh cộng đoàn hiện diện và toàn thể dân thánh, linh mục dâng các lời kinh nguyện lên Thiên Chúa (9tt).

 Khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, mọi tín hữu bước vào “hàng tư tế thánh”. Từ hàng ngũ này, Thiên Chúa kêu gọi một số tín hữu và trao cho họ trách nhiệm hướng dẫn cộng đoàn Họ là những người được Đức Ki-tô sai đặt làm mục tử, cũng như chính Người được Cha sai đi như là mục tử (Ga 20,21).

Đức Giê-su đã chọn 12 Tông Đồ để trao cho họ trách nhiệm trong Giáo Hội của Người. Chính Người đã chuẩn bị và đã giao phó cho họ toàn quyền việc phục vụ Lời Chúa (Mt 10,8.40; 18,18). Trong bữa tiệc cuối, Người đã để lại cho họ bí tích Thánh Thể (Lk 22,19). Còn các Tông Đồ cũng đã cầu nguyện và đặt tay trên những người được chọn để họ nối tiếp công việc mà Đức Ki-tô trao ban. Một vài người trong đó mang danh hiệu “kỳ mục” - presbytéros (CVTĐ 14,23; 20,17; Tit 1,5). Các vị trợ thủ thời Giáo Hội tiên khởi này là tiền nhân của thừa tác vụ linh mục ngày nay.          

Nhiệm vụ của linh mục được hiểu là một tham dự vào chức “Thượng Tế” hay “Đấng Trung Gian duy nhất” - là Đức Giê-su (Dt 5,5; Tim 2,5).

Thánh Lễ, cuối cùng là một tác động của chính Chúa Ki-tô và của Giáo Hội. Chính Đức Ki-tô hiện diện qua tác vụ của hi tế: trong Lời của Người và dưới hình bánh rượu. Chính Người giảng, hiệp nhất và thánh hóa.

Tết Ất Mùi 2015 tại Flörsheim

Tĩnh tâm tuần thánh toàn vùng 2015 - phần I

Tĩnh tâm tuần thánh toàn vùng 2015 - phần 2

Tĩnh tâm tuần thánh toàn vùng 2015 - phần 3

Lễ Giáng Sinh 2014 tại St. Anna