Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Ông từ

là người coi sóc nhà thờ và thường ở cạnh bên. Ông từ có nhiệm vụ chuẩn bị bàn thờ (và nhà thờ) cho Thánh Lễ, cũng như cho các nghi thức phụng vụ khác. Giật chuông, mở đóng cửa cũng là công việc của ông từ. Không chỉ lo lắng cho sự sạch sẽ của nhà thờ, các vật dụng dành cho phụng vụ và cho trật tự bên ngoài, ông còn giúp đỡ trong việc tạo bầu khí trang nghiêm trong nhà mặc áo trước khi các nghi thức được cử hành. Ở nhiều nơi, làm ông từ là một công việc tình nguyện.

Phẩm phục

Trong mọi nền văn hóa và qua các thời đại, phẩm phục là một phương tiện để biểu lộ chức vụ và giai cấp. Phẩm phục nâng nhấc kẻ mang nó lên một trách nhiệm đặc biệt và cao hơn mọi người. Những gì thuộc về cá nhân được đẩy lùi lại phía sau, khi người mang phẩm phục thực hiện vai trò của mình.

Cho rằng chỉ những gì quí hóa và đẹp đẽ nhất mới xứng đáng cho Thiên Chúa, sách Xuất Hành ấn định tỉ mỉ rõ ràng về người, cách may, chất liệu của các phẩm phục và dụng cụ dùng trong Đền Thờ. Từ ban đầu, đã có yêu cầu cần những áo quần trang trọng và chỉ dành riêng cho các nghi thức phụng vụ. Sau thay đổi thời Konstantin vào thế kỷ thứ 4, hàng giáo sĩ có một chỗ đứng chắc chắn trong trật tự xã hội. Và vì thế, họ được quyền mang phù hiệu và phẩm phục dành riêng cho các giai cấp cao. Dưới thời Karolinger (thế kỷ thứ 7-8), mỗi phần của lễ phục được làm phép, mang một ý nghĩa riêng và có một lời nguyện được đọc trước khi mặc. Hình thức và chất liệu cho phẩm phục thì do Hội Đồng Giám Mục ấn định (304-305).

Phẩm phục được mặc trong Thánh Lễ tùy theo chức vụ khác nhau của đoàn hành lễ: giám mục, linh mục, phó tế, giúp lễ hay cá thừa tác viên phụng vụ khác, và làm tăng thêm sự trang trọng của các nghi thức phụng vụ. Các phẩm phục ngày nay có nguồn gốc từ thời Rô-ma và có 3 phần chính: áo lễ (Kasel), áo dài trắng (Albe) và dây các phép (Stola). Áo lễ xuất phát từ áo choàng ngoài để che nắng che mưa của người Rô-ma bình dân. Từ thế kỷ thứ 4, áo bào này cũng được mặc trong các dịp lễ. Các lễ phục được phát triển dần dần từ nhiều lý do khác nhau.

Màu sắc tự chúng có sức thể hiện mạnh, nên vẫn được dùng như những biểu tượng trong mọi văn hóa. Các màu phụng vụ Ki-tô Giáo đến từ lãnh vực thường dân. Ở đó, màu sắc biểu hiện cho chức vị, cơ nghiệp và sự linh đình của các ngày lễ. Trên các hình khảm (Mosaik) thời Ki-tô Giáo sơ khai, các giám mục mặc áo choàng màu áo đỏ sẫm; phó tế hầu như chỉ mang màu trắng. Từ thời Karolinger (thế kỷ thứ 8/9), người ta bắt đầu phân chia màu sắc cho các lễ. Ấn định chính thức về màu sắc phụng vụ có từ thế kỷ 13 dưới thời Giáo Hoàng Innozenz III (+1216), và trở thành luật buộc cho phụng vụ Rô-ma sau Công Đồng Trient (1540-1563).   

Việc phá hủy Đền Thờ và tách biệt cộng đồng những người tin theo Đức Ki-tô ra khỏi Hội trường Do-thái đã dẫn đến sự phát triển các “Nhà thờ gia đình” trong những thế kỷ đầu (100-313). Đây cũng là giai đoạn phát triển mạnh của việc kiến thiết nhà cửa trong vương quốc Rô-ma. Các tư gia rộng lớn chứa được một số người đông thường là những nơi ưu tiên cho việc tập trung cử hành nghi lễ tôn giáo. Những địa điểm thuận lợi cho các nghi lễ là các phòng ăn lớn và các bồn nước trong tiền sảnh. Như thế, các “Nhà thờ” đầu tiên là các tư gia.

Dần về sau, khi số lượng tín hữu gia tăng mạnh, các cộng đoàn đã tạo sửa những địa điểm khác dành riêng cho việc phụng tự thường xuyên. Nghi thức phụng vụ tại các tư gia thường được ấn định rõ ràng. Tất nhiên, những phòng ốc đó cho ta biết rằng các cộng đoàn thời đó không to lắm - chỉ bằng hay lớn hơn một gia đình đông con - chứ chưa phải là một tổ chức quốc tế như ngày nay: không có một trung tâm lãnh đạo, hay có sự đa dạng trong tập tục và niềm tin. Tuy vậy, có nhiều cơ cấu, hình thức phụng vụ và giáo huấn căn bản được hình thành trong giai đoạn giữa thế kỷ thứ 2 vẫn có giá trị đến hôm nay.

Một trong những biến chuyển có ảnh hưởng lớn là việc di chuyển từ tư gia sang những ngôi nhà được tậu, dành riêng cho việc phụng tự và được gọi là Ecclesia. Các hầm toại đạo cũng là những địa điểm đóng một vai trò quan trọng trong phụng vụ Ki-tô Giáo giữa những thời kì bách hại của triều đại Rô-ma. Đó là những mạng lưới đường hầm dưới mặt đất, đôi khi có đến 3-4 tầng, mà dọc hai bên tường được đục khoét ra để chôn người chết. Thỉnh thoảng, có những nhà nguyện nhỏ cuối đường hầm. Ở ngoại thành Rô-ma, người ta đào được hơn 40 hầm như thế.

Sau khi hoàng Đế Konstantin nhận phép rửa tội (395) để trở thành Ki-tô hữu, Ki-tô Giáo bắt đầu một thời kỳ phát triển mới. Giai đoạn bị đàn áp chấm dứt, và từ một “giáo phái bất hợp pháp” Kitô Giáo được ưu đãi và trở thành quốc giáo. Sự thay chuyển từ Giáo Hội Tử Đạo thành Quốc Giáo đánh dấu một biến đổi có tính quyết định cho lễ nghi Ki-tô Giáo. Số lượng Ki-tô hữu gia tăng ngày càng đông đòi hỏi phải tạo dựng một kiểu hội đường mới khác,  để có thể đáp ứng được nhu cầu và hoàn cảnh mới.

Các Vương Cung Thánh Đường, Basilika tiếng Hi-lạp, được xây dựng. Đó một lối kiến trúc phổ biến từ thế kỷ thứ 4 của người Rô-ma; những công trình xây cất vĩ đại này biểu dương quyền lực và vẻ huy hoàng của Đế quốc Rô-ma. Basilika là nơi các Hoàng Đế phán án, là chỗ hội họp, tiếp kiến và là văn phòng thương mại. Ki-tô hữu thời đó lấy kiểu kiến trúc này để làm Giáo Đường. Song song với phát triển này của kiến trúc, vai trò của hàng Giáo sĩ và tu sĩ cũng được phô trương nhiều hơn trong các nghi thức phụng vụ. Ngược lại, cộng đoàn bị tách rời dần khỏi cung thánh, nhất là khi họ được coi như không còn hiểu được ngôn ngữ phụng vụ nữa. Đức Ki-tô, vị “mục tử nhân lành”, trở thành một Hoàng Đế, Ki-tô Vua. Chữ Ecclesia, xưa dùng để chỉ cộng đồng tín hữu sống động, nay trở thành tên gọi cho các ngôi Giáo Đường.

 

Sau khi hoàng Đế Konstantin nhận phép rửa tội (395) để trở thành Ki-tô hữu, Ki-tô Giáo bắt đầu một thời kỳ phát triển mới. Giai đoạn bị đàn áp chấm dứt, và từ một “giáo phái bất hợp pháp” Kitô Giáo được ưu đãi và trở thành quốc giáo. Sự thay chuyển từ Giáo Hội Tử Đạo thành Quốc Giáo đánh dấu một biến đổi có tính quyết định cho lễ nghi Ki-tô Giáo. Số lượng Ki-tô hữu gia tăng ngày càng đông đòi hỏi phải tạo dựng một kiểu hội đường mới khác,  để có thể đáp ứng được nhu cầu và hoàn cảnh mới.

Các Vương Cung Thánh Đường, Basilika tiếng Hi-lạp, được xây dựng. Đó một lối kiến trúc phổ biến từ thế kỷ thứ 4 của người Rô-ma; những công trình xây cất vĩ đại này biểu dương quyền lực và vẻ huy hoàng của Đế quốc Rô-ma. Basilika là nơi các Hoàng Đế phán án, là chỗ hội họp, tiếp kiến và là văn phòng thương mại. Ki-tô hữu thời đó lấy kiểu kiến trúc này để làm Giáo Đường. Song song với phát triển này của kiến trúc, vai trò của hàng Giáo sĩ và tu sĩ cũng được phô trương nhiều hơn trong các nghi thức phụng vụ. Ngược lại, cộng đoàn bị tách rời dần khỏi cung thánh, nhất là khi họ được coi như không còn hiểu được ngôn ngữ phụng vụ nữa. Đức Ki-tô, vị “mục tử nhân lành”, trở thành một Hoàng Đế, Ki-tô Vua. Chữ Ecclesia, xưa dùng để chỉ cộng đồng tín hữu sống động, nay trở thành tên gọi cho các ngôi Giáo Đường.

Kiểu kiến trúc nhà thờ phát triển theo hình thù Basilika được gọi là kiến trúc Rô-ma (romanisch). Đó là một cách nói  có từ thế kỷ thứ 19, để chứng nhận sự giống nhau giữa những Basilika trong giai đoạn này với các kiến trúc thời cổ ở Rô-ma. Trong chương trình đồng hóa phụng vụ của Vương quốc Karolinger, sau khi thế quyền và giáo quyền được gom về một mối dưới thời Karl Đại Đế (+814), lối xây cất theo Rô-ma được làm sống động và phát triển tiếp: Basilika trở nên tinh xảo và uy nghi hơn, với cao điểm vào thế kỷ thứ 11-12. Cung thánh của nhiều nhà thờ nằm ở phía đông, hai cánh được mở rộng và trở thành một biểu tượng cho ảnh hưởng và quyền lực của Hoàng Đế trong Giáo Hội. Cũng vào thời này, việc hành hương rất được ưa chuộng ở Châu Âu, và người ta đua nhau tìm đến những nơi có hài cốt các Thánh. (còn tiếp) 

Tết Ất Mùi 2015 tại Flörsheim

Tĩnh tâm tuần thánh toàn vùng 2015 - phần I

Tĩnh tâm tuần thánh toàn vùng 2015 - phần 2

Tĩnh tâm tuần thánh toàn vùng 2015 - phần 3

Lễ Giáng Sinh 2014 tại St. Anna