Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Anh chị em thân mến,

Chúng ta đã bước vào mùa vọng để đón mừng lễ Giáng Sinh. Lễ Giáng Sinh mừng một mầu nhiệm cao cả: Thiên Chúa xuống thế làm người để ở giữa chúng ta.

Khi suy niệm về mầu nhiệm cao cả này, chúng ta không cần hỏi :“Làm sao“ có thể được? làm sao Chúa lại thành người? Nhưng cần thiết hơn phải hỏi: „Vì sao“ Chúa lại làm như thế, tại sao Chúa lại xuống thế làm người? Vì nếu chúng ta không biết làm sao Chúa lại thành người được, thì Chúa vẫn biết và đã thực hiện. Nhưng nếu chúng ta không biết „Vì Sao“thì chúng ta sẽ không biết là chúng ta có một quà tặng lớn và sẽ không đón nhận.

Vì sao Chúa xuống thế làm người? Bởi vì Ngài yêu thương chúng ta. Chúa xuống thế làm người để chúng ta có thể trở nên người thật sự. Vì tội lỗi con người đã đánh mất giá trị thật của mình, cũng như không còn nhận ra giá trị của mình nữa.

Thiên Chúa xuống thế làm người để con người có thể trở nên Thiên Chúa, để con người thông phần vào đời sống Thiên Chúa. Từ nay kiếp sống con người không phải chỉ kéo lê dưới mặt đất, nhưng còn là một cuộc sống hướng về trời, hướng lên cao.

Trong dịp Giáng Sinh anh chị em sẽ rất bận rộn cho việc sửa soạn mừng lễ. Anh chị em sẽ tất bật trong việc mua sắm, trang hoàng, nấu nướng, tiệc tùng…Nhưng những công việc đó chỉ có ý nghĩa khi nào chúng mang lại tình yêu thương nhiều hơn: yêu thương nhiều hơn trong gia đình, yêu thương nhiều hơn trong công sở, xí nghiệp, yêu thương nhiều hơn trong bạn hữu láng giềng, yêu thương nhiều hơn trong cộng đoàn xứ đạo.

Từ lâu tôi vẫn suy nghĩ cách thế nào để các cộng đoàn công giáo chúng ta mừng Giáng Sinh tốt đẹp hơn, mang lại nhiều tình thương hơn, thông cảm nhiều hơn. Tôi nghĩ rằng trước tiên chúng ta cần sắp đặt lại cách thức tổ chức ăn uống chung vui trong cộng đoàn nhân dịp các ngày lễ. Ăn uống cần phải có vì qua đó chúng ta có sự liên đới. Chúng ta cần tổ chức sao để việc nấu nướng không gây gánh nặng cho chỉ một số người. Ăn ngon thì sướng, nhưng làm sao sướng cho mình mà đừng gây buồn cho một số người khác.

Ngoài việc chia sẽ đồ ăn thức uống, chúng ta cần chia sẽ cho nhau đời sống tinh thần nhiều hơn nữa. Chia sẽ cho nhau nụ cười, chia sẽ cho nhau những nâng đỡ trong những khó khăn, chia sẽ cho nhau những an ủi qua việc hiểu biết thông cảm lẫn nhau. Chia sẽ cho nhau những tài năng văn hóa.

Cầu chúc anh chị em được nhiều niềm vui Giáng Sinh qua việc tìm kiếm cho đi hơn là tìm kiếm lãnh nhận. Và Thiên Chúa sẽ là quà tặng của chúng ta nếu như chúng ta mang Thiên Chúa đến người khác như là quà ta tặng cho họ

Anh chị em thân mến,
Trong tháng Mười Một những người Công Giáo chúng ta nhớ đặc biệt đến những người đã qua đời và cầu nguyện cho kẻ chết. Như thế có phải chúng ta là những con người bi quan hay không? Không! Ngược lại chúng ta làm như thế vì chúng ta là những con người lạc quan. Lạc quan vì chúng ta biết rằng những hậu quả tai hại của những hành vi xấu xa tội lỗi có thể sửa chữa được bằng những việc lành phúc đức và kinh nguyện, nếu chúng ta kết hiệp những việc đó vào công nghiệp chịu nạn chịu chết của Chúa Giêsu. Và nếu ai chưa kịp đền bù tội lỗi bằng các việc lành và kinh nguyện mà đã phải chết, thì con cháu hoặc bạn hữu có thể tiếp tay với họ đền bù những gì còn thiếu.
Tôi còn nhớ vào năm 1975 tại xứ đạo tại Đà Lạt của tôi có một người vợ góa nuôi 4 người con nhỏ cùng một mẹ già nhờ vào chiếc máy thêu. Một hôm có kẻ trộm vào nhà bưng mất chiếc máy thêu. Thế là cả nhà phải ra đường bán vé số kiếm sống, kể cả bà ngoại trên 70 tuổi. Những người con mất cơ hội học hành, mất ước mơ lên đại học. Tôi nghĩ rằng nếu bây giờ người ăn trộm đó có hối hận mang trả chiếc máy thêu ngày xưa, thì hậu quả việc ăn trộm đó còn đè nặng lên ông ta rất nhiều. Nếu ông ta biết bám theo Chúa Kitô, sống vì Ngài, xin Ngài tha tội, thì ông ta có thể đền bù những hậu quả của việc ăn trộm đó nhờ kinh nguyện và việc lành. Thế nhưng nếu ông ta chết trước khi kịp đền thì sao? Thiên Chúa nhân từ đã cho phép chúng ta thông công với nhau để giúp nhau khắc phục sửa chữa những hậu quả đó cho nhau. Vì thế chúng ta hãy xử dụng những dịp lòng thương xót Chúa ban cho chúng ta để chúng ta cùng nhau khắc phục sửa chữa những hậu quả tai hại của tội lỗi, đặc biệt giúp những người qua đời không còn cơ hội nữa.
Anh chị em đừng quên rằng từ trưa ngày lễ Các Thánh đến nửa đêm ngày lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời, ai viếng nhà thờ, nhà nguyện, đọc một kinh Lạy Cha và mộtkinh Tin Kính, thì được hưởng một ơn Đại xá, với những điều kiện như thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng), nhưng phải nhường lại cho các linh hồn. Mỗi ngày được hưởng một lần mà thôi. Ai bị ngăn trở, có thể viếng nhà thờ, nhà nguyện để lãnh ơn đại xá vào Chúa nhật trước hoặc Chúa nhật sau.
Từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 11 này, các tín hữu thành kính đi viếng đất thánh, và dù có đọc kinh thầm cầu cho các linh hồn, thì cũng được hưởng nhờ ơn đại xá, nhưng phải nhường lại cho các linh hồn (trong tám ngày, mỗi ngày chỉ được hưởng một lần mà thôi). Các ngày khác trong năm, khi viếng đất thánh và cầu nguyện cho các linh hồn, thì được hưởng nhờ ơn tiểu xá (Ench. Indulg, ấn bản 1999, concessio 29).
Đây cũng là dịp chúng ta trả ơn cho ông bà cha mẹ và những người đã làm ơn cho chúng ta mà đã qua đời. Đây cũng là dịp chúng ta có thêm nhiều bạn hữu trên trời khi chúng ta cầu nguyện cho những người chúng ta không quen biết.
Cầu chúc anh chị em gặp hái được nhiều tình thương trong tháng 11 nhờ vào việc cầu nguyện hy sinh cho những người đã qua đời.

Anh chị em thân mến,

Chúng ta đã bước vào tháng Mười. Giáo Hội đặt tên cho tháng Mười là tháng Mân Côi. Giáo Hội mời gọi chúng ta trong tháng Mười mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi vào ngày 07.10 cũng như khuyến khích chúng ta năng lần hạt Mân Côi.
Ngày nay chúng ta có thể nhận ra là nhiều người trong chúng ta chẳng quan tâm gì đến việc tháng Mười có tên là tháng Mân Côi. Và nếu có biết tên của tháng Mười là tháng Mân Côi họ cũng chẳng thấy có gì đặc biệt trong tháng Mười. Đối với những anh chị em này thì tháng Mười trôi qua cũng chẳng khác gì các tháng khác. Đối với họ thì có lần hạt hay không lần hạt thì thời gian tháng Mười vẫn trôi qua như nhau. Không phải thế đâu, anh chị em thân mến, việc mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi và lần hạt Mân Côi là việc rất quan trọng cho đời sống Giáo Hội và cả cho đời sống nhân loại nữa. Nếu chúng ta giở lại lịch sử chúng ta sẽ nhận ra điều đó. Không phải là lịch sử quá khứ mà là lịch sử lúc này.
Trong lịch sử quá khứ, nhân loại chứng kiến việc Hồi Giáo bành trướng nhanh chóng qua quân đội và gươm giáo. Hồi Giáo đi từ bán đảo Ả Rập lan rộng ở vùng Trung Đông, tràn qua Bắc Phi Châu và Đông Nam Âu Châu. Chiến lược của họ là giết tất cả những ai không theo đạo Hồi và khuyến khích các chiến binh bằng cách phong tử đạo cho những binh lính đi càn quét. Năm 1571 các quốc gia công giáo Âu Châu đứng trước nguy cơ bị tàn sát bởi vì Hồi Giáo mở chiến dịch tấn công với đoàn chiến thuyền lớn mạnh. Trên biển họ tiến chiếm đảo Zypre, trên bộ họ tiến chiếm tới Tunis. Giờ đây họ đang tiến đến vịnh Lepanto…
Để có thể hiểu được nỗi sợ của dân chúng thời đó trước Hồi Giáo thế nào, chúng ta hãy mở báo chí và truyền hình để đọc về các hoạt động của nhóm Hồi Giáo Cực Đoan IS (nhà nước Hồi Giáo) hiện đang tiến chiếm một vùng rộng lớn ở Syrie và Irak. Dân chúng vùng này kinh hoàng trước việc IS tàn sát những người không thuộc đạo Hồi Sunni. Chính quyền Irak van nài người Mỹ cứu giúp. Ngay chính phủ Mỹ cũng phải bận rộn đi thuyết phục thành lập liên minh chống IS. Người ta khẩn khoản xin người Mỹ mang máy bay tối tân đến thả bom…
Trở lại năm 1571: Đứng trước nguy cơ bị tàn sát bởi đạo quân Hồi Giáo, dân chúng thời đó không có Hoa Kỳ để xin trợ giúp. Không ai có máy bay thả bom để nhờ thả bom. Nơi cậy dựa duy nhất đó là Đức Mẹ Maria, võ khí duy nhất đó là tràng hạt Mân Côi. Trong những ngày chuẩn bị hải chiến ở vịnh Lepanto đức Giáo Hoàng Pio V đã xin toàn Giáo Hội Công Giáo lần hạt Mân Côi và dâng Giáo Hội cho Đức Mẹ Maria. Kết quả ngày 07.10: 200 chiến thuyền Công giáo đã chiến thắng 320 chiến thuyền của Hồi Giáo tại vịnh Lepanto. Phía công giáo mất 13 chiến thuyền và 8000 người tử trận. Phía Hồi Giáo tử trận 30.000 lính, chìm 110 chiến thuyền và bị tịch thu 150 chiến thuyền khác. Phía công giáo còn giải thoát cho 12.000 nô lệ công giáo bị bắt chèo thuyền trong các tàu chiến của Hồi giáo. Sau chiến thắng đó Đức Giáo Hoàng Pio V đã thiết lập lễ Đức Mẹ Mân Côi vào ngày 07.10 mỗi năm.
Thành lập lễ Đức Mẹ Mân côi không phải chỉ để nhớ đến chiến thắng kỳ diệu Lepanto, nhưng để nhắc nhở cho tín hữu võ khí cần cho cuộc sống người Công giáo chính là tràng hạt Mân Côi, và nơi kêu cứu hiệu nghiệm nhất chính là Đức Mẹ (không phải Hoa Kỳ!). Tương tự như mấy ngày trước, tổng thống Obama đã tuyên bố: để chiến thắng Nhà Nước Hồi Giáo IS thì quân sự không đủ.
Khi cùng với anh chị em nghiên cứu lại lịch sử, tôi chỉ mong là chúng ta hãy cám ơn Chúa ban cho chúng ta Đức Mẹ Maria là nơi nương tựa và tràng hạt Mân côi là phương thế bảo vệ đời sống chúng ta. Cầu chúc anh chị em năng lần hạt Mân Côi và không thấy nhàm chán vô ích khi lần hạt.

Tết Ất Mùi 2015 tại Flörsheim

Tĩnh tâm tuần thánh toàn vùng 2015 - phần I

Tĩnh tâm tuần thánh toàn vùng 2015 - phần 2

Tĩnh tâm tuần thánh toàn vùng 2015 - phần 3

Lễ Giáng Sinh 2014 tại St. Anna