Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Bẻ bánh

Trong Thánh Lễ, khi cộng đoàn đang đọc hoặc hát Agnus Dei: "Lạy Chiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian ...", linh mục chủ tế bẻ bánh lễ lớn trên đĩa.

Bẻ bánh là một điều cần thiết và thường tình trước mỗi bữa ăn - như xới cơm ra chén bát vậy. Trong phong tục người Do-thái, việc làm đó được thực hiện một cách long trọng và mang tính linh thiêng – như cử hành một nghi lễ. Vì thế, bẻ bánh là trách nhiệm của chủ nhà. Ông bẻ bánh sau khi đọc lời chúc tụng Thiên Chúa trên tấm bánh sắp được chia cho các người cùng bàn. Như các sách Tin Mừng tường thuật lại, Đức Giê-su cũng làm như thế trong các bữa ăn (Mk 6,41.8,6; Lk 24,30).

Khi bánh dùng trong Thánh Lễ cũng là bánh mì được dùng trong gia đình thường ngày, thì việc bẻ bánh là một việc cần thiết tự nhiên và dễ hiểu. Còn khi bánh lễ chỉ là một miếng tròn nhỏ như ngày nay, thì việc bẻ bánh (lớn của chủ lễ) chỉ mang một ý nghĩa tượng trưng.

Cử chỉ đó nhắc nhở đến ý nghĩa sâu xa của việc “ăn chung mâm, ngồi chung bàn” - là tình huynh đệ và sự chia sẻ cuộc sống. Và khi của ăn là “bánh mang lại sự sống vĩnh cửu”, người ăn được thông phần vào sự sống đó. Ngoài ra, bẻ bánh còn diễn tả sự chia sẻ - một việc làm cụ thể của lòng bác ái.

Bẻ bánh xong, linh mục bỏ một mẫu bánh nhỏ vào chén lễ. Cử chỉ sau có một truyền thống rắc rối và khó giải thích. Nguồn gốc có lẽ đến từ thời gian đầu của Ki-tô giáo, khi các tín hữu còn có thói quen lấy bánh lễ về nhà cho những người vì bịnh hoạn không tham dự Thánh Lễ được, hay không được các phó tế mang đến. Bánh không có men thời đó giữ được lâu nhưng cũng mau cứng, nên cần phải nhúng vào rượu hay nước cho mềm ra mới ăn được.

Việc nhúng bánh vào rượu cũng đến từ quan niệm: qua sự đụng chạm với mình Đức Ki-tô trong Bánh Thánh, thì rượu cũng được thánh hiến. Từ thế kỷ thứ 4, cách làm này rất phổ biến ở Giáo Hội Đông Phương vào dịp Mùa Chay và các ngày không có lễ trong tuần. Giáo Hội Rô-ma xưa cũng làm như vậy trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.

Ở nhiều nơi, đặc biệt tại Xi-ri, tục lệ nhúng bánh vào rượu còn mang một ý nghĩa khác: nếu cái chết được biểu tượng bằng sự tách rời riêng biệt của bánh và rượu, thì việc nhúng chung bánh rượu với nhau nói lên sự tái sinh. Cách nhìn này có thể giúp người tham dự hiểu Thánh Lễ như một trải nghiệm của cuộc “tưởng niệm sự chết và sống lại” của Đức Ki-tô. Ngoài ra, còn có hai tục lệ khác liên quan đến việc bẻ và nhúng bánh vào rượu. Thường trong các lễ của Đức Giáo Hoàng thời đầu Trung cổ tại Rô-ma, người ta giữ lấy một mẩu bánh của Thánh Lễ dâng trước (sancta) và nhúng vào rượu khi dâng Thánh Lễ sau để làm rõ tính liên tục của một hiến tế trong Chúa Ki-tô. Thói quen khác đến từ ước muốn bày tỏ sự hiệp nhất giữa Đức Giáo Hoàng và các linh mục trong các xứ đạo tại Rô-ma. Theo đó, một miếng vụn bánh nhỏ từ Thánh lễ do Đức Giáo Hoàng dâng được gửi tới cho các linh mục - thường trong các dịp lễ lớn - để cho họ nhúng vào rượu đã làm phép khi dâng lễ cộng đoàn.

Vào thời các Tông Đồ, chữ “bẻ bánh” còn được dùng để gọi cho toàn cả Thánh Lễ - vì qua đó - họ đã nhận ra Đấng Phục Sinh (Lc 24,35). Lời Agnus Dei (Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, ...) được hát lúc bẻ bánh cũng nói đến một thực tế quan trọng: chỉ khi của lễ hiến tế được bẻ chia thành từng mảnh, thì mỗi người mới có phần, và mới có thể thông phần. Bẻ bánh như vậy hướng chỉ về hy tế thập tự của Đức Giê-su.