Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Bài giảng

Ngay từ thưở ban đầu của Giáo Hội, bài (diễn) giảng là một thành phần căn bản tạo liên kểt trong Phụng Vụ Lời Chúa. Vì „ có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Ki-Tô" (Rm 10,17). Thưở đầu, đây là nhiệm vụ vủa các Giám Mục.

Lời Chúa được nói trong một hoàn cảnh xã hội và văn hóa nhật định cách đây nhiều năm, cần được giải thích và làm sống động cho hôm nay. Thế nên bài diễn giảng được coi như là một thành phần của phụng vụ rất được khuyến khích, vì cần thiết để nuôi dưỡng đời sống Ki-tô hữu. Từ những lý do đó, các Linh mục phải diễn giảng vào các ngày Chúa nhật và lễ buộc, cũng như trong mọi Thánh Lễ cử hành có đông giáo dân tham dự, „còn các ngày khác, nhất là các ngày trong tuần Mùa Vọng, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh và trong các lễ khác cũng như các dịp có khá đông giáo dân tập họp ở nhà thờ", thì nên giảng (41-42).

Thông thường, chính Linh Mục chủ tế phải diễn giảng, nhưng có khi đồng tế hay phó tế, thì một trong các vị này cũng có thể đảm nhiệm công việc đó. Vào thời Giáo Hội sơ khai thì tất cả những ai có thần ân, với khản năng làm phấn khởi và xây dựng cộng đoàn, đều có quyền diễn giảng, cho dù kọ không thuộc vào hàng giáo sĩ. Trong hội đường người Do thái, những ai đã trưởng thành đều được lên tiếng (Lc 4,16). Khi Phao-Lô và Ba-na-ba vào hội trường tại An-ti-ô-khi-a miền Pi-xi-đi-a, các trưởng hội đường, sau phần đọc Sách luật và các sách Ngôn Sứ, đã cho người đến nói với hai ông: „ Thưa anh em, nếu anh em muốn khuyên nhủ dân điều gì, xin cứ nói" (CVTĐ 13,15).

Việc cấm giáo dân diễn giảng trong Thánh Lễ có từ thời thế kỷ thứ 8, dưới ảnh hưởng việc chống tà giáo. Thời này „Giáo dân có thể được nhận giảng thuyết trong nhà thờ hay nhà nguyện, nếu nhu cầu đòi hỏi, trong những hoàn cảnh nhật định, hoặc ích lợi xui khiến trong những trường hợp đặc biệt" (GL 766tt). Bài diễn giảng trong Thánh Lễ là phần chính của Phụng vụ, nên vẫn dành riêng cho Linh Mục hay phó tế. Diễn giảng theo kiểu đối thoại là một hình thức được nhiều nơi ưa chuộng, nhất là trong các Thánh Lễ với trẻ em.

Từ thời hậu bán trung cổ cho đến trước Công Đồng Vatican II, bài giảng được tách rời khỏi Thánh Lễ và được cử hành trong một nghi thức riêng, trước lễ chính ngày Chúa nhật hay giữa hai Thánh Lễ. Vì bài diễn giảng còn có mục đích trình bày Tin mừng Đức Giê-su cho những ai chưa hề nghe bao giờ, nên còn là phương tiện truyền giáo.