Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Lời Ngỏ của cha Vinh

Nếu bàn ăn là nơi quy tụ mọi người trong gia đình, thì „bữa ăn của Chúa“ là điểm quy tụ những con người tin theo Đức Giêsu. Trong hoàn cảnh đất khách quê người thì người Việt Nam họp mặt dâng lễ với nhau có bầu khí đặc biệt như Giáo Hội ban đầu. Thánh lễ cộng đoàn Việt Nam là điểm hẹn cho các Kitô hữu Việt Nam sống xa nhau. Thánh Lễ là điểm gom tụ các tín hữu để tạo nên cộng đoàn.

Chính vì Thiên Chúa mời gọi, nên những người tìm đến đã dám cởi bỏ dần dần những ngần ngại, lo âu và sợ sệt, cũng như những ngờ vực và nghi kỵ mà hoàn cảnh sống tạo nên. Và khi (chịu) ngồi chung Bàn Tiệc của Chúa, con người được biến đổi. Cái giá phải trả cho „phép lạ“ đó, trước hết là một sự hy sinh. Không chỉ hy sinh thời giờ và tiền xăng thôi, mà còn khó hơn thế nữa. Đó là việc chịu từ bỏ ý riêng, bỏ cách suy nghĩ vẫn quen trong đời sống hằng ngày với những mục đích hạn hẹp của nó, để hòa mình vào lối suy nghĩ của Đức Giêsu, của Giáo Hội.
Hy sinh, vì chịu ngồi chung bàn với những người mà mình không ưa thích, để cùng mừng cùng hát với họ. Sẵn sàng hướng lòng mình về Thiên Chúa, chứ không còn hướng về những lợi lộc và ý riêng. Hợp tiếng cùng với cộng đoàn để cầu xin những điều mà chính mình bây giờ không cần đến, nhưng là cho những người đang hoạn nạn thiếu thốn trên khắp toàn thế giới.
Cầu xin những điều to lớn hơn những ước vọng riêng tư. Và qua đó, người tham dự Thánh Lễ được đặt vào một khuân khổ to lớn hơn những gì mắt thấy tai nghe. Được đưa vào mầu nhiệm Thiên Chúa.
Trong Thánh Lễ, cuộc đời với những buồn vui và lo lắng, thành công và thất bại, những khen chê, đồng ý và từ chối, cũng như mọi việc làm ăn sinh sống hằng ngày. Tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống được đưa vào lãnh vực của Thiên Chúa, để làm của lễ hợp với hy tế của Đức Giêsu, dưới hình bánh và rượu. Nhưng chỉ khi dám nhìn nhận mình là ai, phải thật lòng, thì chúng ta mới dâng lễ như vậy được.
Khi ăn chung một bánh, uống chung một chén, người tín hữu được kết hợp với nhau và với Đức Kitô. Ý thức dần được rằng: tất cả là con cái của một Cha trên trời, và chúng ta sống được là nhờ chính Chúa nuôi. Như thời đầu của Giáo Hội, tham dự thánh lễ là một dấu hiệu cho mọi người thấy : người đó „bên giáo“, là kẻ „đi đạo“. Tham dự Thánh Lễ cho biết mình thuộc về đâu, đồng thời là cách làm chứng niềm tin công khai. Những lời và cử chỉ đơn giản Chúa Giêsu đã nói đã làm trong bữa ăn cuối, đã được bao quanh bằng nhiều nghi thức, cử chỉ và lời nguyện khác nhau trong suốt 2000 năm qua. Cũng như thứ kim loại quý giá mà người thợ bạc bọc quanh một viên ngọc, với những đường nét trình bày hết sức tỉ mỉ, đầy công phu và nghệ thuật. Vì thế hình thức thánh lễ mà chúng ta quen, là đúc kết những kinh nghiệm sống niềm tin của hàng chục thế kỷ. Thánh Lễvới trật tự hiện có, được dâng trong tiếng mẹ đẻ của mình, là một kết quả của công đồng Vatican II.
Giúp hiểu rõ hơn một chút những điều mà các tín hữu đang thực thi làmục đích của những trang viết này. Nhất là khi vì sự bất đồng ngôn ngữ cản
trở việc tham dự tích cực như ước muốn. Giải thích các biểu tượng, nghi thức, cử chỉ, lời nói cũng như lịch sử hình thành và các ý nghĩa của chúng là muốn „giúp các tín hữu tham dự với cả xác hồn, một cách ý thức, tích cực, đầy đủ, và với lòng tin, cậy, mến nồng nàn (quy chế tổng quát sách lễ Roma điều khoản 3) Hiểu hơn là để yêu mến hơn, để được dẫn đưa vào mầu nhiệm Tình Yêu Thiên Chúa, và để được nuôi sống từ đó. Mầu Nhiệm thì không thể giải thích hay hiểu thấu được bằng lý trí.
Chúng ta chỉ có thê tiến đến gần qua việc mừng đều đặn thánh lễ. Con đường để đi sâu vào Bí Tích Tình Yêu và sự biến đổi con người qua đó, là sự trung thành tham dự Thánh Lễ cách tích cực.
(Lm Nguyễn Đức Vinh SVD)