Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Bánh lễ

Giáo Hội buổi ban đầu đã tin vào sự hiện hữu của Đức Ki-Tô trong mầu nhiệm Thánh Thể, và tin vào ăn bánh là thông phần sự sống với Người: „Khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào thân thể của Người sao? Bởi vì chỉ có một tấm bánh, và chúng ta cùng chia sẻ một tấm bánh ấy, nên tuy nhiều người , chúng ta cũng chỉ là một thân thể“ (1 Cr 10,16-17). Họ tin rằng bánh bởi trời, „bánh đem lại sự sống cho thế gian“ (Ga 6,33) chính là Đức Giê-su, Đấng đã nói: „ Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói, ai tin vào tôi chẳng khát bao giờ““ (Ga 6,57).

Và bởi vì ăn tức là thâu nhận sự sống vào trong mình, nên rước lễ trong niềm tin Ki-Tô Giáo là đón nhận sự sống: „Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy“ ( Ga 6, 57).

Từ thế kỷ thứ 8, Giáo Hội La Tinh dùng bánh không men để cử hành „Bữa tiệc của Chúa“ ; được làm từ bột mì và nước. Có lẽ Đức Giê-su đã dùng bánh loại này trong bữa Tiệc Ly, gọi là Mazza. Nghi thức lễ Vượt Qua giải thích bánh này là „bánh của nước mắt“; bánh của những mục tử lang thang không quê hương. Trong thiên niên kỷ đầu, các tín hữu mang bánh mà họ vẫn dùng trong gia đình cho Thánh Lễ.

Lòng sùng kính Thánh Thể đã dẫn đến việc làm bánh không men, màu trắng và chỉ to bằng đồng tiền, không còn giống như bánh được dùng để ăn, nên dễ mất đi ý nghĩa của biểu tượng „chia sẻ cùng một bánh“ của người dự lễ. Nhưng „dù đó là thứ bánh không men và làm theo hình thức cổ truyền, phải làm bánh thế nào, để trong Thánh Lễ có giáo dân tham dự, Linh Mục có thể bẻ bánh đó ra nhiều phần và phân phát cho ít là một số giáo dân rước lễ. Tuy nhiên, không loại trừ những bánh lễ nhỏ, khi số người rước lễ và những lý do mục vụ khác đòi hỏi phải có“ (283).

Bàn thờ

Trong mọi tôn giáo, bàn thờ là nơi dâng tế của lễ cho thầnh thánh. Thường được dựng lên ở ngã tư, góc đường trong đất thánh hay trong các đền đài; thông thường ở một nơi cao hơn mặt đất, nghĩa là gần với trời hơn.

Tin rằng thần thánh đến trên bàn thờ để đón nhận của lễ và ngự ở đó, nên bàn thờ trở thành một nơi thánh; được coi như là nơi trời đất gặp gỡ và là tâm điểm của vũ trụ. Khi dâng cúng, người ta đi vòng quanh, sờ trạm vào bàn thờ để có được sức mạnh đặc biệt của thần thánh, và thêm sức mạnh cho lời thề. Trong nhiều văn hóa, một người đang bị theo đuổi mà sờ trạm đến được một bàn thờ, thì nhận được quyền tị nạn (xh 15,17).

Bàn thơ đầu tiên mà Kinh Thánh nhắc đến do Nô-ê dựng lên, sau khi ông rời bỏ con tàu (St 8,20). Trong thời các Đấng Tổ Phụ, bàn thờ đánh dấu nơi họ gặp gỡ Thiên Chúa . Khi Áp-ram rời đất Kha-ran và đến xứ Ca-ra-an, Gia-vê hiện ra hứa ban đất đó cho dòng giống con cháu ông, thì ông đã “dựng một bàn thờ để kính Đức Chúa, Đấng hiện ra với ông” St 12,7). Mô-sê cũng đã cho dựng một bàn thờ để tạ ơn sau khi chiến thắng quân A-ma-lếch (Xh 17,15).

Khác với các dân ngoại, bàn thờ người Do thái không là bàn ăn của thần thánh mà là nơi để đốt của lễ. Hò thường vun đất hoặc đá lên để xây bàn thờ, nếu bằng đá phải là đá tự nhiên, không được đục đẽo (Xh 10,24tt). Sách Tân Ước chỉ còn nhắc dùng bàn thờ một cách tượng trưng: „Chúng ta có một bàn thờ; những gì dâng trên đó, các người lo việc phụng tự trong lều không có quyền ăn“ (Dt 13,10).

Ki-tô hữu nhìn trong Đức Ki-Tô không những là vị tư tế tự dâng mình làm của lễ cho Thiên Chúa, mà đồng thời Người cũng là bàn thờ. Với cái chết trên Thập giá, mọi tế lễ của con người chấm dứt và không còn giá trị nữa, nên một bàn thờ trong ý nghĩa của ngoại giáo hay như người Do thái hiểu không còn cần thiết. Từ lý do thực dụng, các cộng đoàn Ki tô cần một cái bàn khi cử hành tiệc Thánh Thể. Đơn giản, dễ di chuyển. Từ thế kỷ thứ 4, bàn đá cố định được thay thế dần các bàn lưu động, được dùng trong Thánh cung hay giữa các Vương Cung Thánh Đường.

Với việc nhấn mạnh tính hy lễ của Tiệc Thánh Thể, „Bàn tiệc“ được gọi dần là bàn thờ, nơi mà hy lễ Thập Giá được hiện tại hóa dưới những dấu chỉ bí tích (259). Việc tôn kính bàn thờ như là biểu tượng cho Đức Ki Tô được chấp nhận nhanh chóng nhờ các bàn thờ bằng đá, vì Tân Ước gọi người là „tảng đá“ (1Cr 10,4), là „tảng đá góc tường“ (1 Pr 2,7), và là „viên đá sống động“ (1 Pr 2,4).

Bàn thờ được cung hiến và được Đức Giám mục làm phép trong một nghi thức đặc biệt. Vào khoảng thế kỷ thứ 4 tại Rô-ma, người ta bắt đầu xây dựng bàn thờ trên mộ các Thánh tử vì đạo, theo thói quen giờ kính các anh hùng của những người Rô-ma thòi đó. Ngày nay dưới bàn thờ đã được cung hiến vẫn lưu giữ hài cốt các vị tử đạo hay các thánh khác.

Từ thời tiền trung cổ người ta xây dựng bàn thờ gần tường cung thánh, và tắt biện bàn thờ với cộng đoàn bằng những hàng rào. Thời đó, trên bàn thờ có đặt chân đèn, Thánh giá và những bức tranh đạo đức. Ngày nay, bàn thờ được xây cố định ở một vị trí trung tâm, nơi mà cả cộng đoàn tín hữu tự nhiên hướng về đó. Nhưng vẫn có thể xử dụng bàn thờ lưu động. Dù hình thức nào cũng phải cần trải bằng một tấm khăn, „ vì lòng cung kính với nghi thức tưởng niệm Chúa và đối với bữa tiệc Mình và Máu Chúa.“ Thánh giá và chân nến được đặt trên hoặc bên cạnh. (256tt)

Trong giáo đường, bàn thờ là điểm qui tụ và là trung tâm thờ phượng. Là biểu tượng cho chính Đức Ki–Tô, nên Linh mục hôn kính bàn thờ, và cùng với các người giúp lễ bái quỳ hay cúi mình lúc đầu và cuối lễ. Trong các lễ trọng Linh mục xông hương quanh bàn thờ, Bàn thờ là trung tâm của phần phụng vụ Thánh Thể như giảng đài cho phụng vụ Lời Chúa; tương quan với nhau như việc loan truyền và bí tích trong Thánh Lễ (49).